Luật BVMT năm 2020 gồm 16 Chương, 171 Điều, trong đó có giao cho Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành tại 64 Điều. Hiện nay, Bộ TN&MT đang phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các nhà khoa học đang hoàn thiện Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT năm 2020. Đây là một bước cực kỳ quan trọng, cụ thể hóa một số quy định của Luật nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai. Do Dự thảo Nghị định đề cập đến nhiều vấn đề, nên trong bài viết này xin được bàn luận tới một số quy định liên quan đến trách nhiệm mở rộng của các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu về tái chế và xử lý sản phẩm, bao bì là chất thải (các điều 54, 55 – gọi tắt là EPR-Extended Producer Responsibility).
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu trong bảo vệ môi trường
(Xây dựng) – Ngày 16/6, Vụ Pháp chế Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo trực tuyến góp ý quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu trong Dự thảo Nghị định quy định Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất
Ngày 27/5, Bộ TN&MT phối hợp với Đại Sứ quán Hoàng gia Na Uy tại Việt Nam tổ chức Hội thảo trực tuyến chia sẻ kinh nghiệm của EU và góp ý nội dung trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT năm 2020.
Cơ chế trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) và việc thu hồi ô tô, xe máy sau sử dụng
Bài viết Cơ chế trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) trong thực hiện Điều 54 Luật BVMT năm 2020 được đăng trên Tạp chí Môi trường số 12/2020 đã giới thiệu tổng quan về các công cụ của EPR. Theo đó, EPR được áp dụng ở nhiều mức độ khác nhau tại các quốc gia như ở Hàn Quốc và các nước Bắc Âu áp dụng EPR với nội hàm là trách nhiệm tái chế của nhà sản xuất; còn ở Nhật Bản áp dụng EPR với nội hàm phí thải bỏ trả trước (ADF) và đăt cọc, hoàn trả. Tại Việt Nam, EPR đã được quy định sớm trong Luật BVMT năm 2005 với nội hàm là thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ (Điều 67); quy định này tiếp tục được ghi nhận tại Điều 87 Luật BVMT 2014 về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ. Luật BVMT năm 2020 tiếp tục quy định tại Điều 54 về trách nhiệm tái chế của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và Điều 55 về trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu.
Thúc đẩy thực thi trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất
Thực hiện kế hoạch triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn, ứng dụng công cụ chính sách về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), Bộ Tài nguyên và môi trường đã có nhiều động thái nhằm hoàn thiện khung thể chế, chính sách để khuyến khích doanh nghiệp và người tiêu dùng tích cực tham gia thu gom, tái chế, giảm thiểu rác thải.
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020
Chiều 29/1, Bộ TN&MT phối hợp với Hiệp hội các Nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và Hiệp hội các Nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) tổ chức Hội thảo tham vấn về dự thảo quy định chi tiết trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Thể chế hóa trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất để giải quyết vấn đề chất thải nhựa
Để thảo luận và thực thi các quy định trách nhệm mở rộng của nhà sản xuất của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa phối hợp với Liên minh châu Âu và Cơ quan hợp tác kỹ thuật quốc tế Pháp – Expertise France tổ chức Hội thảo tham vấn “Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đối với chất thải bao bì”.
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đối với chất thải bao bì
Nhằm trao đổi một số kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn trong nước có liên quan đến triển khai cơ chế EPR tại Việt Nam, ngày 20/1/2021, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ TN&MT đồng phối hợp với Liên minh châu Âu và Cơ quan hợp tác kỹ thuật quốc tế Pháp – Expertise France tổ chức Hội thảo tham vấn “Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đối với chất thải bao bì”.
Thảo luận khung pháp lý về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất hướng tới kinh tế tuần hoàn
Chiều 25/6, Vụ Pháp chế (Bộ TN&MT) phối hợp cùng với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) tổ chức Hội thảo về “Khung pháp lý Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất- Định hình ngành bao bì hướng tới kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.